Thêm 11 Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa sẽ phản đối phiếu bầu Đại cử tri - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2021

Thêm 11 Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa sẽ phản đối phiếu bầu Đại cử tri


TT Trump đã nhiều lần lặp lại: “Nếu như Biden thắng cử thì ĐCSTQ sẽ thắng.” (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)


Ngày 2/1, một nhóm gồm 11 Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đã thông báo sẽ phản đối các phiếu bầu của Đại cử tri trong phiên họp chung ngày 6/1 của Quốc hội Mỹ.


Trong tuyên bố chung, các Thượng nghị sĩ khẳng định: "Mỹ là một quốc gia Cộng hòa và các nhà lãnh đạo được chọn trong các cuộc bầu cử dân chủ. Vì vậy, các cuộc bầu cử đó cũng phải tuân thủ Hiến pháp cùng luật liên bang và tiểu bang".



Bản thông báo tiếp tục: "Khi cử tri quyết định một cuộc bầu cử một cách công bằng, theo quy định của pháp luật, thì ứng cử viên thua cuộc phải thừa nhận và tôn trọng tính hợp pháp của cuộc bầu cử đó. Và, nếu cử tri chọn bầu một người giữ chức vụ mới, thì Quốc gia của chúng ta nên có một cuộc chuyển giao hòa bình về quyền lực. Cuộc bầu cử năm 2020, giống như cuộc bầu cử năm 2016, đã diễn ra gay go và đã được quyết định trong gang tấc ở nhiều bang dao động. Tuy nhiên, cuộc bầu cử năm 2020 đã đưa ra những cáo buộc chưa từng có về gian lận bầu cử, về những vi phạm và thực thi lỏng lẻo trong luật bầu cử, cùng nhiều bất thường khác trong cuộc bỏ phiếu".


Nhóm này cho biết thêm, các cáo buộc gian lận và bất thường trong cuộc bầu cử năm 2020 “vượt quá mức của bất kỳ [cuộc bầu cử nào] trong cuộc đời chúng ta”. Các Thượng nghị sĩ đồng thời cũng nhấn mạnh rằng, các tòa án, bao gồm cả Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, đã nhiều lần từ chối xét xử bằng chứng cáo buộc gian lận.


Các Thượng nghị sĩ cho biết, Quốc hội Mỹ nên ngay lập tức chỉ định một Ủy ban bầu cử, với đầy đủ quyền điều tra và tìm hiểu thực tế, để tiến hành thẩm tra khẩn cấp kết quả bầu cử ở các bang tranh chấp trong vòng 10 ngày. Sau khi hoàn thành, các bang sẽ đánh giá kết quả của ủy ban và triệu tập một phiên họp cơ quan lập pháp đặc biệt để xác nhận sự thay đổi trong phiếu bầu của họ, nếu cần.


11 Thượng nghị sĩ tuyên bố: "Theo đó, chúng tôi dự định bỏ phiếu vào ngày 6/1 để phản đối [phiếu bầu của] các Đại cử tri từ các bang tranh chấp là không được 'cung cấp như thường lệ' và 'được chứng nhận hợp pháp' (điều kiện cần thiết theo luật định), trừ khi và cho đến khi cuộc thẩm tra khẩn cấp kéo dài 10 ngày đó được hoàn thành".


Nhóm các Thượng nghị sĩ bao gồm ông Ted Cruz (Texas), ông Ron Johnson (Wisconsin), ông James Lankford (Oklahoma), ông Steve Daines (Montana), ông John Kennedy (Louisiana), ông Marsha Blackburn (Tennessee) và ông Mike Braun (Indiana).


Thượng nghị sĩ mới đắc cử Cynthia Lummis thuộc đảng Cộng hòa bang Wyoming, cùng các Thượng nghị sĩ khác là ông Roger Marshall (Kansas), ông Bill Hagerty (Tennessee) và ông Tommy Tuberville (Alaska) cũng có kế hoạch tham gia động thái phản đối này. Họ sẽ tuyên thệ vào Chủ nhật ngày 3/1 (theo giờ Mỹ), vài ngày trước Phiên họp chung.



Phiên họp là bước cuối cùng trong hệ thống Cử tri đoàn để xác nhận tân tổng thống đắc cử của Mỹ. Phiên họp se diễn ra 2 tuần trước ngày nhậm chức, trong đó Phó Tổng thống Mỹ với cương vị là chủ tịch Thượng viện sẽ là chủ tọa điều hành Phiên họp chung trước các thành viên của Quốc hội để kiểm đếm các phiếu Đại cử tri.


Các phản đối sẽ được cho phép nếu chúng được trình bày bằng văn bản và được ít nhất một Dân biểu cùng ít nhất một Thượng nghị sĩ ủng hộ. Nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện, sự phản đối sẽ dẫn đến việc rút phiếu bầu Đại cử tri của một bang khỏi Phiên họp chung và đưa đến một cuộc tranh luận kéo dài 2 giờ. Lưỡng viện sau đó sẽ bỏ phiếu về sự phản đối này. Nếu đạt đa số phiếu tại mỗi viện thì chiến dịch phản đối sẽ thành công.


Thượng nghị sĩ Ted Cruz thuộc đảng Cộng hòa trong phiên điều trần của Tòa án tư pháp Thượng viện về các pháp lý trong khu vực, trong Quốc Hội Hoa Kỳ tại Washington vào ngày 22/10/2019. (Nguồn ảnh: Charlotte Cuthbertson/The Epoch Times)


Theo một cuộc khảo sát của The Epoch Times, có 40 Dân biểu Hạ viện dự định phản đối các lá phiếu Đại cử tri. Hiện tại đã có 12 Thượng nghị sĩ sẽ tham gia cùng họ. Trong tuần này, Thượng nghị sĩ Josh Hawley là Thượng nghị sĩ đầu tiên thuộc đảng Cộng hòa công bố kế hoạch phản đối.


Trong một tuyên bố hôm 30/12, ông Hawley viết: “Tôi không thể bỏ phiếu để chứng nhận kết quả [phiếu bầu] Đại cử tri đoàn vào ngày 6/1 mà không nêu ra thực tế là, một số bang, đặc biệt là Pennsylvania, đã không tuân theo luật bầu cử của bang mình”.


Các thành viên đảng Dân chủ đã chỉ trích kế hoạch này. Họ cáo buộc, cuộc bầu cử năm 2020 có hoàn cảnh khác so với khi đảng Dân chủ cố gắng phản đối kết quả bầu cử vào năm 2017, hay khi họ thành công đưa ra một kế hoạch phản đối vào năm 2005.


Phát biểu trên CNN, Thượng nghị sĩ Chris Van Hollen thuộc đảng Dân chủ cho biết, các hành động của người đồng cấp Hawley đang phá hoại tiến trình dân chủ. Ông gọi động thái phản đối có kế hoạch là một “chiêu trò liều lĩnh" để thu hút sự chú ý.



Ban vận động của ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden đã hạ thấp tính chất của động thái này. Họ gọi cuộc kiểm phiếu từ Đại cử tri của Quốc hội Mỹ “chỉ là một hình thức”.


Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi thuộc đảng Dân chủ tuyên bố, bà tin tưởng ông Biden sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1.


Ngày 2/1, nhóm các Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa thừa nhận rằng, hầu hết nếu không phải là tất cả các thành viên đảng Dân chủ, và "có lẽ nhiều hơn một số ít thành viên đảng Cộng hòa", sẽ không bỏ phiếu để ủng hộ các phản đối này.


Họ cho biết thêm: “Nhưng việc ủng hộ tính liêm chính của bầu cử không phải là vấn đề đảng phái. Một cuộc thẩm định công bằng và đáng tin cậy — được tiến hành khẩn trương và hoàn thành tốt trước ngày 20/1 — sẽ cải thiện đáng kể niềm tin của người Mỹ vào quy trình bầu cử của chúng ta, và sẽ nâng cao đáng kể tính hợp pháp của bất kỳ ai trở thành Tổng thống tiếp theo của chúng ta. Chúng ta nợ người dân [Mỹ] điều đó”.


Đọc thêm »



© Du Miên
     Epoch Times

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad