Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: ‘biểu tượng’ trễ hẹn! - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Hai, 3 tháng 5, 2021

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: ‘biểu tượng’ trễ hẹn!


Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông tại thủ đô Hà Nội.




Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Việt Nam vào tối ngày 30/4 đã phát đi thông cáo cho biết Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông lại không kịp chạy từ ngày 1/5.


Trong khi trước đó hai ngày, Bộ Giao thông - Vận tải Việt Nam đã thông báo Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông ở Hà Nội, được đơn vị tư vấn Pháp (ACT) cấp giấy chứng nhận an toàn, đã hoàn thiện nghiệm thu và đang bàn giao để đưa vào khai thác thương mại từ ngày 1/5/2021.



Biểu tượng trễ hẹn

Đây là lần thứ 10, đường sắt Cát Linh - Hà Đông trễ hẹn vận hành thương mại. Dự án này trước đây được chính quyền Hà Nội kỳ vọng nhiều nhất nhưng lại vướng quá nhiều bê bối về điều chỉnh vốn đầu tư cũng như trục trặc kỹ thuật và kéo dài thời gian do tổng thầu EPC không tuân thủ theo các quy định của nhà đầu tư. Sau nhiều lần điều chỉnh, chậm tiến độ, đến nay dự án vẫn chưa thể đi vào hoạt động thương mại.


Đường sắt Cát Linh Hà Đông, một biểu tượng của sự lừa lọc, gian dối, phá hoại từ bên chủ thầu, sự tham lam, ngu dốt, đểu cáng của bên chủ dự án, sự bất chấp đạo lý của cấp trên của chủ dự án. Toàn dân Việt Nam và trước hết là dân Hà Nội gánh chịu những thiệt hại to lớn do dự án này mang lại. -Giáo sư Nguyễn Đình Cống


Giáo sư Nguyễn Đình Cống, nguyên Chủ nhiệm Khoa, trường Đại học Xây dựng Hà Nội, khi trả lời RFA hôm 30/4 từ Hà Nội, nhận định:


“Dự án Đường sắt Cát Linh-Hà Đông chứa đựng nhiều gian dối, lừa lọc, tham nhũng, đúng như lời Đại sứ Trung quốc nói với ông Vương Đình Huệ, rằng nó tiêu biểu cho tình hữu nghị Trung Việt, một quan hệ đầy rẫy gian dối, lừa lọc của Trung cộng và sự khuất phục, lệ thuộc của Việt cộng.


Dự án này làm thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế quốc dân Việt Nam, nhưng đem lại lợi nhuận lớn cho chủ thầu Trung Quốc, đem đến nhiều béo bở cho một số quan chức của Việt Nam nhờ sự đút lót của chủ thầu.”


Giáo sư Nguyễn Đình Cống nêu câu hỏi, vì sao đã nhiều lần hoãn đi hoãn lại, mới tuyên bố sẽ khai trương vào ngày 1 tháng 5 năm 2021, nhưng đến phút chót lại xin hoãn nữa?


“Vì sao vậy? Nghe nói là vì còn chưa hoàn thiện thủ tục nghiệm thu. Người dân Việt nghe tin này không khỏi nghi ngờ rằng còn có gì đó trong việc ăn chia chưa dàn xếp xong chứ không phải do khâu kỹ thuật.


Điều đáng lo ngại lớn về Đường sắt Cát Linh Hà Đông không phải ở chỗ đưa vào sử dụng lúc nào mà là liệu sẽ có bao nhiêu hành khách mỗi ngày. Tôi dự đoán là sẽ có rất ít và như vậy thì càng khai thác càng lỗ. Đó là dự đoán trong 5 năm sắp tới, còn về sau chưa biết như thế nào.


ÔI…! Đường sắt Cát Linh Hà Đông, một biểu tượng của sự lừa lọc, gian dối, phá hoại từ bên chủ thầu, sự tham lam, ngu dốt, đểu cáng của bên chủ dự án, sự bất chấp đạo lý của cấp trên của chủ dự án. Toàn dân Việt Nam và trước hết là dân Hà Nội gánh chịu những thiệt hại to lớn do dự án này mang lại.”


Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông tại thủ đô Hà Nội. AFP.


Thông tin mâu thuẫn

Khi báo cáo tiến độ Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông hôm 30/4, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã được Tư vấn độc lập ACT - Pháp cấp chứng nhận an toàn hệ thống. Theo Bộ này, đây là một chứng chỉ quan trọng để Hội đồng Kiểm tra nhà nước đánh giá công tác an toàn dự án và là cơ sở để Bộ Giao thông Vận tải nghiệm thu công trình.


Tuy nhiên khi giải thích lý do Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông lại không kịp chạy từ ngày 1/5, Bộ GTVT lại cho rằng: “Các điều kiện kỹ thuật của dự án đã đảm bảo có thể vận hành. Tuy nhiên, các hồ sơ, thủ tục nghiệm thu còn phụ thuộc vào quy trình kiểm tra của Tư vấn an toàn ACT và Hội đồng Kiểm tra nhà nước dẫn đến mốc thời gian đó không đạt được như mong muốn.”



Trả lời RFA hôm 30/4 từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã tự giải thể, nói:


“Tôi không ngạc nhiên lắm, vì cái Bộ của ông Thể (Bộ GTVT) là cái Bộ thất hứa từ lâu rồi. Và nó cũng không lạ vì nó là biều tượng ‘tình hữu nghị Việt Nam - Trung Hoa’. Ở Việt Nam có vô vàn những ‘công trình’ mà Trung Quốc đã giúp hay lừa Việt Nam vào như Dự án đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh này. Những dự án mà trước kia gọi là giúp đỡ hay viện trợ như Gang thép Thái Nguyên, Phân đạm Hà Bắc, như là công trình cầu Thăng Long dở dang... họ đang làm dở thì bỏ mặc rút đi... cuối cùng Việt Nam phải khẩn khoản nhờ Liên Xô làm tiếp thì mới có cầu Thăng Long như bây giờ. Đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh không phải là viện trợ, mà đây là một khoản vay thương mại rất đắt đỏ của Trung Quốc để làm và nó kéo dài như thế. Anh Lê Đăng Doanh đã nhiều lần nói ‘người Trung Quốc là bậc thầy về đút lót’...”


Vì thế theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, có thể trong phi vụ Đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh này có nhiều rắc rối đằng sau của nó, và người ta phải rất là cẩn trọng để che chắn đủ các thứ. Và như thế cái chuyện nó kéo lê ra như vậy thì không có gì khó hiểu cả.


Có thể trong phi vụ Đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh này có nhiều rắc rối đằng sau của nó, và người ta phải rất là cẩn trọng để che chắn đủ các thứ. Và như thế cái chuyện nó kéo lê ra như vậy thì không có gì khó hiểu cả. -Tiến sĩ Nguyễn Quang A


Trước đó, khi Đường sắt Cát Linh - Hà Đông trễ hẹn vận hành thương mại vào cuối tháng 3, Bộ GTVT đã nêu lý do ‘vướng thủ tục giấy tờ’. Theo Ban Quản lý dự án Đường sắt thuộc Bộ này, những giấy tờ đã tồn tại hơn 10 năm với nhiều vấn đề phải giải quyết nên không thể một sớm, một chiều là xong.


Trả lời RFA khi đó, một chuyên gia Quản lý Xây dựng tên Quang, từng học tại Nhật Bản, cho rằng: “Tóm lại, tư vấn Pháp ACT chưa OK thì ‘chưa đủ điều kiện’ để Hà Nội nhận bàn giao chứ chẳng phải thủ tục giấy tờ gì!”


Còn ông Trần Bang, một kỹ sư xây dựng chuyên ngành cầu đường, người rất quan tâm đến dự án này, hôm 30/4 đưa ra nhận định với RFA về dự án Cát Linh – Hà Đông dưới một góc nhìn khác:


“Tôi cho rằng đây là đi cân kê... cân gà... rất là khó nuốt. Tức là nó thất hứa mãi đến mức nó trở thành bình thường, cũng giống như là cộng sản tuyên truyền dối trá mãi, độc tài mãi rồi dân cũng cảm thấy là bình thường. Đường sắt Cát Linh - Hà Đông theo tôi cũng vậy thôi, hết ông Bộ trưởng này đến ông khác, hết lần hứa này đến lần khác, đấy là bài học về cộng tác với các doanh nghiệp Trung Quốc mà thật sự đó là chỉ đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Theo tôi nó sẽ chưa xong đến bao giờ ý chí chính trị của Đảng Cộng sản ở Bắc Kinh cho nó chạy. Trung Quốc thường đưa ra bẫy nợ, để khống chế các nhà cầm quyền khi đầu tư, Đường sắt Cát Linh - Hà Đông và các dự án khác thì các nhà thầu Trung Quốc đều để lãi hậu quả nặng nề về môi trường, đắc đỏ, chậm tiến độ, khống chế phải theo con đường Trung Quốc. Nếu không theo thì họ còn gây ra khó khăn để cho nhà cầm quyền mất uy tín với dân.”



Nhưng theo ông Trần Bang, ở Việt Nam nhà cầm quyền đã mất uy tín với người dân từ lâu, nên người dân đã quen với việc mất uy tín đó rồi.


Tổng mức đầu tư ban đầu của Dự án Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt năm 2008 là 8,7 ngàn tỷ đồng (tương đương 552,86 triệu USD), trong đó vay Trung Quốc là hơn 400 triệu USD. Ban đầu, dự kiến năm 2013 vận hành dự án. 8 năm sau, vào năm 2016, dự án được điều chỉnh lên hơn 18 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 9,2 ngàn tỷ đồng so với tổng mức đầu tư được duyệt ban đầu. Trong đó, phần vốn vay của Trung Quốc cũng lên con số 13,8 ngàn tỷ đồng, tương đương trên 669 triệu USD.


   Mời xem thêm »



© RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad