Nhiều thương phế binh VNCH mất nơi nương tựa - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2019

Nhiều thương phế binh VNCH mất nơi nương tựa


Trong những năm gần đây nhiều thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đến tại Phòng Công Lý-Hòa Bình ở Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế ở Sài Gòn, để được khám sức khỏe, được hỗ trợ về vật chất cũng như gặp gỡ những anh em đồng cảnh ngộ.

Thông báo tại Phòng Công Lý-Hòa Bình ở Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế ở Sài Gòn cho thấy nơi này ngưng làm việc kể từ ngày 15/5/2019 cho đến khi có thông báo mới.


Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe

Tuy nhiên hôm 15 tháng Năm vừa qua, một tấm bảng dán trên cửa văn phòng cho thấy nơi này ngưng làm việc kể từ ngày 15/5/2019 cho đến khi có thông báo mới.

Là người thường xuyên lui tới phòng Công Lý-Hòa Bình thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn tới để phụ giúp, gặp gỡ, thăm viếng những người lính miền Nam bị thương tật hay tàn phế sau chiến tranh, cựu chiến binh miền Bắc nay là nhà báo Võ Văn Tạo bày tỏ:

Đến đấy thì tôi thấy các ông thương phế bình Việt Nam Cộng Hòa toàn là những người trên 60 cho đến 80, ông nào cũng già yếu khổ sở lắm. Trong khi các binh sĩ của phía Bắc Việt thì còn được một chút quyền lợi rồi lương hưu các thứ thì các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa không được một cái gì hết. Thôi thì không được đã thiệt thòi rồi mà khốn nạn nhất là từ 75 đến giờ cả bản thân, gia đình, con cháu họ bị nghi lỵ, bị phân biết đối xử đủ chuyện hết. Dạo gần đây còn đỡ chứ hồi sau 75 độ khoảng 20 năm con cái họ học giỏi mấy thì giỏi cũng về cày ruộng chứ không thể nào vô đại học.

Thương phế binh Võ Hồng Sơn, bị cụt cả hai chân, hàng ngày đi bán vé số để mưu sinh, từng được Phòng Công Lý Hòa Bình trợ giúp ủy lạo 5 năm qua, cho biết việc được hỗ trợ trong thời gian qua:

Phòng Công Lý –Hòa Bình mà không hoạt động nữa thì tụi tôi bất lực bất tài, coi như không có điểm dựa hoặc không có một trợ giúp trong những lúc sau này đau ốm hoặc có cái gì thì tụi tôi chỉ là hai bàn tay trắng và không có ai mà quan tâm giúp đỡ cho chúng tôi nữa hết.

-Thương phế binh Võ Hồng Sơn
Một năm như vậy là Dòng Chúa Cứu Thế phát cho một người 1 triệu rưỡi với một phần quà và có đãi ăn đãi uống. Tết nhất thì các Cha cũng vô lì xì cho một người năm ba trăm ngàn. Tầm soát sức khỏe thì vẫn đi khám bình thường. Tất cả những thương phế binh vô gía cư, không nhà cửa, ngủ đường ngủ chợ là đều được Dòng Chúa Cứu Thế cứu vớt về lo lắng. Hoàn cảnh của tôi cũng vậy, không nhà không cửa, như vợ tôi chết cũng Dòng Chúa Cứu Thế lo chôn cất mai táng luôn.

Nhưng mà Phòng Công Lý –Hòa Bình mà không hoạt động nữa thì tụi tôi bất lực bất tài, coi như không có điểm dựa hoặc không có một trợ giúp trong những lúc sau này đau ốm hoặc có cái gì thì tụi tôi chỉ là hai bàn tay trắng và không có ai mà quan tâm giúp đỡ cho chúng tôi nữa hết.

Ngưng hoạt động thì coi như người thương binh miền Nam mất đi một chỗ hội họp để anh em, bạn bè, thầy trò thỉnh thoảng gặp nhau và an ủi lẫn nhau. Hơn nữa mất Phòng Công Lý–Hòa Bình là còn mất đi số tiền bảo hiểm sức khỏe cần thiết, là lời ông Sáu, biệt danh là Sáu Nhảy Dù, một chân cụt và bàn chân kia thì bể nát, cộng thêm chứng ung thư hành hạ ông từng ngày:

Khám bịnh hàng năm rồi mình bịnh thì bên đó cũng cho mình tiền mua bảo hiểm, mỗi năm được triệu hay triệu mấy tùy theo. Bây giờ nếu không còn nữa tất nhiên mình cũng phải ráng thôi chứ không biết làm sao hết. ông có thì mình chắc khổ dữ lắm, hầu hết là tiền, bệnh hoạn rồi thuốc men là chịu chết thôi chớ biết sao giờ. Không có hội là mình tay trắng rồi.

Từ một nơi xa hơn Sài Gòn, thương phế binh Nguyễn Công Lý, đi khập khiểng với một chân bị thương tật, một mắt trái bị hỏng và gò má trai bị vỡ mà vẫn phải chạy xe ôm kiếm sống hàng ngày:

Nói chung Chương Trình Tri Ân Thương Phế Binh có đã sáu bảy năm nay rồi. Đối với anh em chúng tôi đây là mái nhà chung để hàng năm anh em về hội tụ. Giờ thì các Cha bị thuyên chuyển tứ tán hết rồi. Người mời về theo như trong dư luận ở Sài Gòn thì muốn dẹp chương trình. Anh em buồn lắm, giờ mạnh ai nấy là tự lo kiếm kế mưu sinh như từ xưa tới giờ thôi.

Tụi tôi thường được quí Cha cho tiền đóng bảo hiểm, rồi mỗi năm có một đợt tri ơn rồi khám bịnh khám sức khỏe cho mình đó là điều tốt. Mà bây giờ văn phòng đóng cửa thì phải ly tán thôi, anh em không còn cơ hội gặp nhau nữa, cuộc sống khó khăn sắp tới thì phải tự lo. Các Cha đi hết rồi còn ai lo cho mình nũa, với phần là giao cái danh sách anh em cho ông Cha mới thì cũng nhiều phiền phức nữa.


Ông Cha mới mà thương phế binh Nguyễn Công Lý nói tới ở đây là linh mục Lê Xuân Lộc, người thừa lệnh linh mục bề trên mới Phê Rô Đinh Ngọc Lâm để tiếp nhận giấy tờ, danh sách và tự tay khóa cửa Phòng Công Lý-Hòa Bình tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế số 38 Kỳ Đồng, Sài Gòn hôm 15 tháng Năm.

Chi tiết này cũng được nhà hoạt động Nguyễn Tường Thụy nhắc tới trong bài viết của ông với tiêu đề “Xung Quanh Việc Văn Phòng Công Lý-Hòa Bình Tạm Đóng Cửa”

Chắc chắn chúng tôi sẽ tiếp tục, sẽ giúp đỡ bởi vì đó là đối tượng là những những người nghèo. Tiếp tục như thế nào là chuyện chúng tôi sẽ nói sau, những người nghèo và thương phế binh là những đối tượng cần giúp đỡ thì chúng tôi sẵn sàng.

-Linh mục Phê Rô Đinh Ngọc Lâm
Nhằm tìm hiểu liệu chương trình giúp đỡ thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa có được tiếp tục hay không trong thời gian tới, đường dây đài Á Châu Tự Do được nối về số máy của linh mục Phê Rô Đinh Ngọc Lâm, mới chính thức nhận lãnh trách nhiệm Bề Trên của Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng kiêm Cha Sở Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp:

Tôi mới nhận việc, chưa họp hành, chưa làm gì, chưa chạy chương trình gì hết. Tôi bảo bàn giao thì họ đóng cửa và tạm ngưng, còn ngày 20 họ khám thì tôi bảo khám thì tôi ủng hộ. Chúng tôi có cách thức của chúng tôi để làm, tiếp tục làm gì thì tôi phải họp sau đó tôi sẽ thông báo. Người ta mang tiền đến tôi vẫn nhận , tôi mời những ai là thương phế binh mang giấy tờ đến để tôi chuyển giao cho họ thôi, còn nếu cần khám bệnh cho họ chúng tôi sẽ khám bệnh mà.

Chắc chắn chúng tôi sẽ tiếp tục, sẽ giúp đỡ bởi vì đó là đối tượng là những những người nghèo. Tiếp tục như thế nào là chuyện chúng tôi sẽ nói sau, những người nghèo và thương phế binh là những đối tượng cần giúp đỡ thì chúng tôi sẵn sàng.

Được biết trước khi bàn giao cho nhân sự mới vào ngày 15 thì Phòng Công Lý–Hòa Bình vẫn tiếp nhận và giúp thương phế binh cho đến hết ngày 14.

Người tự tay dán bản thông báo tạm ngưng làm việc kể từ ngày 15 tháng Năm là ông Huỳnh Công Thuận, cựu quân nhân miền Nam từng sát cánh với các linh mục trước của Chương Trình Tri Ân Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa cho đến khi quí linh mục đó đổi đi nơi khác, Ông Huỳnh Công Thuận nói rằng ông khá lo lắng vì với nhân sự mới thì không rõ Phòng Công Lý-Hòa Bình sẽ được hoạt động lại hay không dù là dưới một tên mới.

Vẫn theo cựu chiến binh Võ Văn Tạo, quyết định tạm đóng cửa Phòng Công Lý–Hòa Bình khiến công luận nghi ngại rằng có thể các linh mục bề trên mới về Dòng Chúa Cứu Thế đang bị một số áp lực nào đó từ phía chính quyền:

Người lính có gì đâu ghê gớm mà sao họ trả thù cay ghê, họ thể hiện cái tiểu nhân quá đáng, cho nên thấy thương mấy ông thương phế bình chịu thiệt thòi cay đắng luôn.

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tin tức để thông báo đến quí thính giả.


RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad